Thử tưởng tượng nếu như một chuỗi chỉ chừng hơn 10 cửa hàng thì vấn đề lưu trữ và truyền tải dữ liệu, đồng bộ giá cả, kiểm soát giao dịch, kiểm soát kho cũng đã trở thành nỗi ám ảnh nếu phần mềm không được thiết kế tốt!
Ngoài ra thì với khối lượng đơn hàng nhập/xuất hằng ngày cũng không ít nên chỉ cần giải pháp không tốt sẽ gây ra nhiều bất ổn: xử lý không kịp đơn hàng, thất thoát hàng, gian lận...
Rồi còn vô số vấn đề khác như thất thoát dữ liệu (bảo mật phần mềm, bảo mật dữ liệu, an ninh mạng...), báo cáo có đủ chi tiết để theo dõi hoạt động của chuỗi cửa hàng không? và vô số các vấn đề khác.
Giải pháp web, giải pháp dữ liệu tập trung, giải pháp dữ liệu phân tán, đâu là giải pháp quản lý nào tối ưu cho chuỗi cửa hàng?
1.Giải pháp web: Có những nhà cung cấp phần mềm sẽ đề nghị giải pháp web. Đó là một website mà mỗi cửa hàng sẽ có mã riêng để đăng nhập vào. Yếu điểm của giải pháp này là nếu như server bị hư hoặc internet ở máy chủ hư thì toàn bộ cửa hàng sẽ không cách nào bán hàng được. Nếu đường truyền đến một cửa hàng bị hư thì cũng không bán hàng được. Và giải pháp này có an toàn không khi mà an ninh mạng của Việt Nam đang bị xem nhẹ? Chuyện gì xảy ra khi hacker đột nhập vào trang web để phá dữ liệu hoặc thay đổi dữ liệu hoặc tệ hơn lấy dữ liệu của công ty để bán cho đối thủ?
2.Giải pháp cơ sở dữ liệu tập trung: Giải pháp này tương tự như giải pháp web nhưng dùng chương trình kết nối cơ sở dữ liệu từ xa chứ không phải dùng trình duyệt. Giải pháp này có cùng yếu điểm với giải pháp web, tệ hơn nữa là do phải chia sẻ cơ sở dữ liệu từ xa nên sẽ dễ hack vào cơ sở dữ liệu hơn.
3.Giải pháp cơ sở dữ liệu phân tán: Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là giải pháp dành cho chuỗi cửa hàng.
Giái pháp phân tán dữ liệu là giải pháp được nhiều nhà cung cấp công nghệ thông tin nói đến. Nhưng thế nào mới thực sự là một giải pháp phân tán tốt?
1. Giải pháp tổng công ty chủ động, cửa hàng hoàn toàn bị động: tức là khi nào tổng công ty thay đổi giá thì sẽ cập nhật xuống cửa hàng, khi nào chuyển một đơn nhập hàng xuống cửa hàng thì tổng công ty cũng phải nhấn nút chuyển xuống cửa hàng, cuối ngày, tổng công ty phải nhấn nút lấy dữ liệu của cửa hàng lên. Một trong những nhược điểm là khi khách hàng mua hàng ở cửa hàng 1 vào buổi sáng, buổi chiều qua cửa hàng 2 mua hàng nhưng tổng công ty lại chưa làm thao tác lấy dữ liệu về và chưa có thao tác cập nhật dữ liệu xuống tất cả cửa hàng nên không thể nào thực hiện được giao dịch. Ở giải pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức của nhân viên tổng công ty (càng nhiều cửa hàng càng tốn nhiều sức) vì tuy có hệ thống nhưng lại hoàn toàn phải thao tác bằng con người và đây cũng là giải pháp kém linh động.
2. Giải pháp cửa hàng chủ động, tổng công ty bị động: Mỗi khi thay đổi giá ở tổng công ty hoặc thêm mặt hàng mới thì tổng công ty sẽ không đồng bộ xuống cửa hàng mà cửa hàng chủ động kết nối lên tổng công ty lấy. Tương tự, khi có giao dịch mới hoặc nhập đơn hàng mới thì cửa hàng cũng chủ động kết nối để gửi lên tổng công ty. Giải pháp này sẽ đỡ tốn công sức của nhân viên tổng công ty, nhưng lại làm mất tính chủ động của tổng công ty vì tổng công ty không thể cập nhật giá, mặt hàng mới tức thời.
>>> NẾU BẠN ĐANG DÙNG MỘT TRONG CÁC GIẢI PHÁP TRÊN, ĐỀ NGHỊ BẠN GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN GIẢI PHÁP TỐT HƠN!
VẬY TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP NÀO LÀ GIẢI PHÁP TỐT?
1. Quản lý được rủi ro: nếu có bất kỳ một máy nào không chạy hoặc server không chạy thì nhân viên có thể làm việc bình thường được hay không? Có bán hàng bình thường được hay không? Nếu có bất kỳ cơ sở dữ liệu nào trong toàn hệ thống bị hư thì có cách nào phục hồi lại hay không? Ví dụ như nếu cơ sở dữ liệu của cửa hàng bị hư và nhân viên IT lại quên không có bản back up thì bằng cách nào phục hồi lại? Hoặc tệ nhất là cơ sơ dữ liệu ở tổng công ty bị hư và nhân viên IT quên back up thì có cách nào phục hồi không?
2. Bản thân các giải pháp web, giải pháp tập trung và 2 giải pháp phân tán nêu trên đều bộc lộ nhiều yếu điểm, trong đó có những điểm yếu đặc biệt nghiêm trọng, thì khắc phục bằng cách nào?
3. Hãy tưởng tượng đến một chuỗi cửa hàng gồm vài trăm cửa hàng rải rác khắp nước, giải pháp nào cho giá bán cho từng khu vực? (ví dụ: giá bán ở nội thành mắc hơn ngoại thành do chi phí mặt bằng…) Mặt hàng từng khu vực đều khác nhau thì sao? (ví dụ như ở Đà Lạt, không khí khô nên cần nhiều loại hàng giữ ẩm da, môi và còn có nhiều loại trà, còn ở TP HCM thì không có) Có thể bán hàng theo giờ không (buổi sáng, ít khách mua thì bán rẻ để khuyến khích khách đi mua, buổi tối thì bán mắc hơn)? Lên kế hoạch tăng giá bán được thực hiện thế nào?
4. Nếu khách hàng từ TP.HCM ra Hà Nội mua hàng thì sao? Nếu khách hàng ở Đồng Nai lên TP.HCM mua hàng, về Đồng Nai trả hàng thì sao? Nếu giải pháp là đồng bộ toàn bộ khách hàng của chuỗi cửa hàng xuống từng cửa hàng thì cơ sở dữ liệu cửa hàng sẽ rất nặng và nguy cơ là ở cửa hàng có thể có nhân viên xuất toàn bộ danh sách khách hàng ra và đem cho đối thủ cạnh tranh.
5. Thao tác điều hàng nội bộ thế nào? Có rành mạch về trách nhiệm không? Tồn tối ưu của từng cửa hàng có khác nhau không? Nếu thiếu hàng thì nên ưu tiên điều hàng cho cửa hàng nào?
6. Cửa hàng trực thuộc, nhượng quyền kinh doanh và các đại lý: vấn đề Nhượng Quyền Kinh Doanh (giá bán cho cửa hàng nhượng quyền, phân biệt giữa cửa hàng của công ty và cửa hàng nhượng quyền…) đã được chú trọng chưa? Đối với đại lý cam kết mua 60% hàng của công ty, còn lại thì mua bên ngoài thì làm cách nào quản lý?
7. Vấn đề bảo mật thông tin: dữ liệu truyền đi có được bảo mật chưa? Mật mã của nhân viên được mã hóa chưa và kỹ thuật mã hóa đã tốt chưa? Nếu chủ một cửa hàng (nhượng quyền) vào thẳng cơ sở dữ liệu sửa thông tin (mà không thông qua chương trình) thì tổng cục làm cách nào để biết? Cửa hàng có mở cửa, đóng cửa đúng giờ không hay đi trễ về sớm và làm cách nào biết? Dữ liệu đồng bộ giữa cửa hàng và tổng công ty đã được mã hóa chưa? Phân quyền cho nhân viên đã đủ chi tiết chưa?
>>>ĐỂ BIẾT THÊM VỀ GIẢI PHÁP PHÂN TÁN TỐI ƯU, XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP.